2021.11.09

Tính toàn vẹn (Wholeness)

Tính toàn vẹn - WHOLENESS

Trong cuốn sách “Reinventing Organization” (tạm dịch “Tái tạo doanh nghiệp”),  tác giả Frederic Laloux đã giới thiệu các khái niệm về cách thức phát triển của doanh nghiệp theo thời gian. Và trong đó, có 3 yếu tố đột phá chính giúp cho tổ chức Teal thành công:

  1. Tự quản lý (Self-management)
  2. Tính toàn vẹn (Wholeness)
  3. Mục đích phát triển (Evolutionary Purpose)

    Trong sự kiện Kick-Off của kỳ 10/2021, bác CEO đã chia sẻ về “Tính toàn vẹn” trong một tổ chức là như thế nào và đã quyết định chủ đề của kỳ này chính là “The Wholeness”. Và vì cảm thấy điều này rất hay và thú vị, nên đã tìm hiểu về nội dung trên và quyết định dịch lại theo cách mình hiểu, hy vọng mọi người cũng sẽ có một góc nhìn “toàn vẹn” hơn trong cuộc sống.

    Trong bất cứ giai đoạn nào mà quá trình tìm kiếm đang diễn ra, luôn có một câu hỏi chung rằng: Có một số vấn đề lớn đang được đặt ra và lĩnh vực mới đang được vẽ ra. Vậy thì Sự toàn vẹn có ý nghĩa gì trong bối cảnh của tổ chức mô hình Teal?

    Tính toàn vẹn là một trong 3 bước đột phá được xác định trong cuốn sách của Loux (việc tự quản lý và mục đích tiến hóa là 2 điều còn lại). Reinventing Organizations wiki làm nổi bật 3 lăng kính mà chúng ta có thể sử dụng để hiểu rõ thêm về tính toàn vẹn:

    1. Tính toàn vẹn cho cá nhân: Tính toàn vẹn cho các cá nhân trong bối cảnh tổ chức của họ là gì?
    2. Tính toàn vẹn cho tổ chức: Tính toàn vẹn cho một tổ chức như là một hệ thống sống, một cơ thể theo đúng nghĩa là gì?
    3. Tính toàn vẹn đối với thế giới: Tính toàn vẹn có ý nghĩa gì trong con ng bên ngoài của nó và mối liên hệ của nó với hành tinh và xã hội?

    Vậy trước tiên, tính toàn vẹn là gì?

    Laloux nói rằng: “Trong lịch sử, các tổ chức luôn là nơi mọi người cho thấy rằng họ đang phải đeo mặt nạ,… mọi người thường cảm thấy họ phải che đi một phần con người của họ lại khi họ mặc lên bộ trang phục công sở vào buổi sáng… Họ yêu cầu chúng tôi thể hiện một quyết định dứt khoát, để phô bày sự quyết tâm và sự mạnh mẽ, và để che giấu sự lưỡng lự và nhạy cảm”.

    Laloux sau đó tiếp tục giải thích rằng, những tổ chức hoạt động theo mô hình Teal đã phát triển một tập hợp những qui định phù hợp, cho phép nhân viên của họ “mang tất cả những gì là chính họ để làm việc”- nghĩa là bao gồm:“Pphần cảm xúc, trực giác và tinh thần của chính chọ”. Đây là những điều cho phép chúng ta có thể đưa toàn bộ bản thân mình vào công việc, do đó chúng ta có thuật ngữ “tính toàn vẹn”.

    Nhưng chúng ta sẽ thật sai lầm khi nghĩ rằng tính toàn vẹn trong mô hình “Teal”có thể đạt được, chỉ bằng cách đơn giản là giới thiệu những qui đinh, kể chuyện hoặc chia sẻ một vài câu chuyện. 

    Có một điều nguy hiểm là mọi người có thể xem những qui định này giống như một danh sách đánh dấu: “Nếu chúng ta đưa vào một số qui định về tính toàn vẹn vào tổ chức của chúng ta, thì ô ‘ tính toàn vẹn’ sẽ được đánh dấu”. Mặc dù những điều này là cần thiết cho tính toàn vẹn, nhưng vẫn sẽ còn nhiều câu hỏi như:

    • Làm thế nào để chúng ta hiểu sự toàn vẹn có ý nghĩa gì không chỉ đối với bản thân chúng ta, mà còn đối với người khác?
    • Làm thế nào để chúng ta biết nếu cảm giác toàn vẹn của chúng ta được chia sẻ?
    • Làm thế nào để chúng ta lựa chọn và đánh giá các qui định về ” tính toàn vẹn” của chúng ta?
    • Làm thế nào để chúng ta tìm thấy một ngôn ngữ chung và các điểm tham chiếu chung để thảo luận về một kinh nghiệm cá nhân sâu sắc như vậy?
    • Làm thế nào để chúng ta cho phép các nhóm và cá nhân làm việc thông qua điều này?

    Bản chất của tính toàn vẹn là bản chất con người:

    Tính toàn vẹn giống như việc bạn thấy hạnh phúc trong công việc. Hạnh phúc là một phần của tính toàn vẹn, nhưng không phải tất cả. Sự toàn vẹn bao gồm cả mặt tối của chúng ta, khi chúng ta không ở trạng thái tốt nhất.

    > Ví dụ: làm thế nào để tôi chia sẻ rằng tôi cảm thấy tức giận, ghen tị, lo lắng hoặc căng thẳng?

    Laloux thừa nhận rằng “phấn đấu cho tính trọn vẹn không phải là nhiệm vụ dễ dàng”.

    Thách thức đối với các tổ chức mô hình ‘Teal’ là tạo ra một không gian an toàn để mọi người có những cuộc trò chuyện rất thực tế và xác thực, nhưng đôi khi điều đó rất là khó khăn.

    George Por nhắc nhở chúng ta rằng: “Làm con người thì không chỉ có quyền sống với cảm xúc của mình. Mà hơn thế nữa, điều tuyệt nhiên quan trọng, cơ hội thật sự để thể hiện trong công việc là sự đa chiều của bản ngã của chính chúng ta.”

    Tính toàn vẹn là một trải nghiệm của cá nhân và tập thể:

    Mỗi chúng ta đều có được ý thức độc đáo của bản thân về ý nghĩa của việc toàn vẹn. Và kinh nghiệm cá nhân này tồn tại trong trải nghiệm tính toàn vẹn được tổ chức chung của chúng ta ở cấp tổ chức hoặc xã hội. Laloux giải thích trong cuốn sách của mình rằng con người, tổ chức và xã hội đang phát triển thông qua các cấp độ ý thức khác nhau, còn được gọi là logic hành động hoặc mức độ phát triển theo chiều dọc.

    Julia Fell nói rằng “Nếu tính toàn vẹn cá nhân là về việc bạn là ai, mang theo những món quà và tài năng đặc trưng riêng của bạn, theo nhu cầu công việc / cuộc sống cụ thể của riêng bạn, theo phong cách của riêng bạn, thì điều này đại diện cho một thách thức đối với các tổ chức. 

    Tổ chức ‘Teal’ phải làm việc với các biểu hiện cá nhân (giận dữ, vui vẻ, phấn đối,..) của tính toàn vẹn và đảm bảo rằng điều đó góp phần vào lợi ích rộng lớn hơn của tổ chức. Ở đây nói về việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa nhu cầu cá nhân và tập thể, mối liên hệ giữa các cá nhân với mục đích tiến hóa của tổ chức.

    Tính toàn vẹn không phải là một trạng thái hay một đích đến, mà là một quá trình.

    Điều quan trọng là không nhầm lẫn trải nghiệm cảm giác của tính toàn vẹn, với sự cần thiết phải có ý niệm rõ ràng về mục đích cá nhân. 

    Có thể hiểu, việc cố gắng để đạt đến “Sự toàn vẹn” chính là khơi gợi đội ngũ tìm lại con người tổng thể bên trong họ và mang hết tất cả những gì họ có để cống hiến cho tổ chức. 

    Theo đó, tổ chức Teal chính là một “hệ sinh thái” chứ không phải là một “cỗ máy cơ khí”, và từng cá nhân trong doanh nghiệp sẽ bao gồm đầy đủ các yếu tố: “Tinh thần, Trí tuệ, Tình cảm, Thể chất” (Spirit, Mind, Heart, Body) – chứ không phải chỉ là “công cụ lao động”. Từ việc họ có môi trường để thoải mái thể hiện được tất cả “khuôn mặt” của họ, thì việc phát triển và các khả năng sẽ được đẩy lên cao, từ đó năng suất và tổ chức cũng phát triển vượt bậc.

    Trong tương lai, các nhà lãnh đạo mô hình ‘Teal’ sẽ là những người kết nối sâu sắc với mục đích phát triển của tổ chức, tìm ra cách lãnh đạo đích thực của riêng họ dựa trên tư tưởng họ thực sự là ai và ý thức rõ ràng về những món quà thực sự của họ cho thế giới là gì.

    Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong hành trình phát triển của họ – từ một thế giới quan lấy cái tôi làm trung tâm sang một thế giới quan tập trung vào cả thế giới.

    Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ hiểu thêm về “Tính toàn vẹn” và cùng MEVN cố gắng để đạt được mục tiêu chung.

    Tài liệu tham khảo:

    Subscribe
    Notify of
    1 Comment
    Inline Feedbacks
    View all comments
    Ngọc Lâm
    1 year ago

    Hay quá