2021.01.20
Trust relationship để thành công nhanh hơn
Communication skills là gì? Trust relationship là gì? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tin tưởng?
Theo nghề IT, giỏi về kỹ thuật luôn là tiêu chí hàng đầu đối với các bạn developers. Nhưng chỉ giỏi kỹ thuật có giúp bạn thành công được hay không? Có lẽ những gì tiếp theo đây có thể giúp bạn tìm được câu trả lời.
Đại học Harvard đã thực hiện nghiên cứu trong 20 năm, và chỉ ra 6 kỹ năng thế giới việc làm đang và sẽ cần, trong đó kỹ năng đầu tiên được chỉ ra là giao tiếp hiệu quả qua văn viết và văn nói. Theo các chuyên gia về tuyển dụng thì Communication skills là kỹ năng xếp thứ 2 sau các kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật.
Communication skills là gì?
Communication skills đơn giản là kỹ năng giao tiếp, sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân, là sự liên hệ, tương tác. Communication có 3 dạng:
- Non-verbal communication (truyền tải thông qua cử chỉ, hành động, nét mặt)
- Verbal communication (dùng lời nói)
- Written communication (dùng văn bản)
Giao tiếp là việc chúng ta làm hằng ngày nhưng làm thế nào để giao tiếp hiệu quả thì nó là cả một quá trình gồm 4 giai đoạn:
Trong quá trình giao tiếp, nội dung mà bạn muốn truyền tải gồm 20% là ngôn từ, 80% là ngôn ngữ hình thể. Nhưng 80% nội dung ngôn ngữ hình thể lại được người nghe chú ý hơn.
Trong văn hoá Nhật Bản, người Nhật rất coi trọng về ấn tượng đầu tiên, họ sẽ xây dựng lòng tin đối với bạn thông qua hình ảnh, phong cách, phép tắc xã giao… Đó gọi là Trust Relationship – Mối quan hệ tin tưởng, yếu tố nền tảng để quá trình communication hiệu quả.
Trust relationship – Mối quan hệ tin tưởng là gì ?
Trong tâm lý học NLP (Neuro Linguistic Programming) để xây dựng được mối quan hệ tin tưởng cần có 2 kỹ năng dưới đây:
- Pacing (nhịp độ): điều chỉnh tốc độ, tông giọng, âm điệu lời nói phù hợp với đối phương.
Ví dụ:
Hai người hoàn toàn xa lạ, trong lần đầu gặp mặt, nếu cả hai biết được mình đều cùng quê thì sẽ có cảm giác thân quen và dễ nói chuyện hơn đúng không?
Khi hai người cùng nhau trò chuyện, nhưng một người thì nói quá nhanh khiến người còn lại nghe không kịp, còn một người nói quá chậm làm cho người kia cảm thấy bực mình thì lâu dài có phải sẽ xảy ra xung đột hay không?
Vậy, trong quá trình communication nếu các cá nhân lệch nhau về pacing thì nên thay đổi để pacing của bản thân phù hợp với mọi người.
- Mirroring (Phản chiếu): điều chỉnh các nét mặt, biểu cảm, hành động, cử chỉ,… phù hợp với đối phương.
Ví dụ: Công ty vừa tuyển dụng 2 thành viên mới đều là junior. Bạn đầu tiên tính tình cởi mở, lúc nào cũng pha trò, vui cười với mọi người. Khi được chỉ dạy hay góp ý, bạn ấy đều thể hiện tinh thần tiếp thu, chấp nhận và sửa sai. Mọi người trong công ty đều rất quý bạn.
Nhưng ngược lại với cậu bạn vui tính này, anh bạn còn lại có vẻ khó gần, lại ít khi tham gia vào những cuộc trò chuyện của mọi người, gương mặt lúc nào cũng ra vẻ mệt mỏi và cau có, trong công việc thì thích làm theo những điều mà bạn cho là đúng hơn. Điều này khiến cho mọi người rất lo ngại và dè chừng.
Sau một năm cố gắng ở công ty, cậu bạn đầu tiên cảm thấy rất hạnh phúc vì được mọi người quý mến. Còn anh bạn còn lại thì cảm thấy môi trường này thật khủng khiếp, và muốn chuyển việc.
Vậy, nói rõ hơn mirroring là sự phản chiếu lại cách mà bạn đã đối xử với mọi người, là sự tương tác giữa cho đi và nhận lại. Nếu như bạn đáp lại mọi người bằng vẻ mặt cau có, hay chỉ biết nhận sự giúp đỡ mà không giúp đỡ lại mọi người, hoặc giúp qua loa thì chắc chắn bạn sẽ không có được bất kì mối quan hệ tin tưởng nào cả.
Làm thế nào để tạo dựng lòng tin và có được những mối quan hệ tin tưởng?
Bạn có gặp rắc rối về một mối quan hệ nào đó không?
Bạn đã có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp chưa?
Mối quan hệ tin tưởng rất quan trọng trong công việc và cuộc sống. Cách cư xử, cách bạn cho đi sẽ quyết định mối quan hệ đó có phải là mối quan hệ tin tưởng hay không, bởi vì mối quan hệ tin tưởng được xây dựng bằng lòng tin, sự tôn trọng và rộng lượng.
Ngoài hai kỹ năng pacing và mirroring thì cách mà bạn lắng nghe – listening cũng sẽ quyết định lòng tin của mọi người dành cho bạn. Lắng nghe không chỉ là lắng nghe về mặt ngôn từ mà là lắng nghe những thông điệp được truyền đạt từ bên trong và đằng sau lời nói của họ.
Quay lại với môi trường IT của chúng ta, mặc dù năng lực về kỹ thuật rất quan trọng, nhưng không phải vì kỹ thuật giỏi mà bạn có thể bỏ qua thái độ. Học giả người Mỹ Kinixti cho rằng “Sự thành công của một người chỉ khoảng 15% dựa vào chuyên ngành, còn 85% còn lại chính là mối quan hệ giao tiếp và kỹ năng ứng xử của người ấy thế nào”.
Ví dụ: Khi đi nộp CV xin việc, các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm những người có khả năng làm việc nhóm tốt, truyền cảm hứng, gắn kết những thành viên với nhau chứ không phải người “ăn có bè, chơi có bạn” không làm việc được với nhóm.
Trong một team, việc xây dựng mối quan hệ tin tưởng là yếu tố quan trọng để đánh giá xem team đó có phải là một team thành công hay không. Tại sao lại như vậy?
- Xác định và chia sẻ mục tiêu chung: mối quan hệ tin tưởng cũng được xây dựng từ những điểm chung giữa mọi người, vì vậy việc xác định và chia sẻ mục tiêu chung sẽ giúp thành viên trong team cùng đồng hành với nhau chứ không phải là mỗi người một ý, một hướng.
- Thiết lập niềm tin, duy trì niềm tin: hãy chỉn chu trong công việc dù là việc nhỏ nhất, biết quan tâm đến đồng nghiệp. Hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ được giao. Hãy trung thực trong hành động và lời nói để duy trì niềm tin.
- Hợp tác: hãy chủ động chia sẻ ý tưởng, sẵn sàng hỗ trợ mọi người miễn là điều đó mang lại kết quả tốt cho công việc. Chủ động làm rõ các requirement để tránh thông tin sai.
Niềm tin vào nhau sẽ giúp team đạt được mục tiêu và cảm thấy có thể dựa vào đồng đội của mình. Một team sẽ không thăng tiến được nếu các thành viên không có mối quan hệ tin tưởng. Ngược lại, cho dù bạn giỏi thế nào thì điều bạn nhận lại chỉ là sự nghi ngờ và thiếu hợp tác.
Những người có kỹ năng giao tiếp tốt dễ dàng xây dựng nên những Mối quan hệ tin tưởng (Trust relationship) để thành công về nhiều mặt. Communication cũng là chìa khoá để mở ra networking – một trong những nhân tố mà The Journal đánh giá 94% người thành công đều có. Hãy sử dụng kỹ năng này bằng sự chân thành của chính mình để nhận lại lòng tin và chia sẻ từ mọi người nhé.
Chúc bạn thành công!