2024.11.01

Để Bắt Đầu Học 1 Cái Gì Đó ” Cần 1 Cái Đầu Rỗng “

Bạn đã từng nghe hoặc đọc ở đâu đó câu nói “Để Bắt Đầu Học Một Cái Gì Đó Cần Một Cái Đầu Rỗng” chưa? Nếu chưa, hãy cùng mình khám phá ý nghĩa sâu sắc của câu nói này qua những chia sẻ thú vị dưới đây nhé!

Đầu tiên chúng mình hãy bắt đầu bằng câu chuyện trích dẫn: Tâm sự chén rỗng “ 

Một học giả hỏi một thiền sư già đáng kính về Thiền, nhưng ông cứ nói mãi về quan điểm của mình.

Lão thiền sư im lặng hồi lâu, rồi đêm trà chiêu đãi vị học giả. Thấy trà rót sắp đầy mà vị thiền sư không dừng lại.

Người học giả lo lắng nói: “Nó sắp tràn ra ngoài rồi”.

Vị thiền sư già điềm tĩnh nói: “Anh giống như cái cốc đầy nước, đầy những thành kiến và suy nghĩ của riêng mình. Làm sao tôi nói chuyện Thiền với anh được?”

Từ câu chuyện này, bạn đã hình dung được lý do tại sao cần một cái đầu rỗng khi học một điều gì mới chưa nào?

1. Tại sao lại cần một cái đầu rỗng?

Câu chuyện trên cho thấy rằng nếu cốc đã đầy, làm sao có chỗ cho nước mới?

Cũng như một cái đầu đầy những ý tưởng đã hình thành từ trước có thể khiến bạn khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới.

Khi học một kỹ năng mới, nếu bạn luôn mang trong mình những suy nghĩ cứng nhắc hay sự hoài nghi, bạn sẽ không thể hoàn toàn mở lòng và tiếp thu những điều hay ho từ người khác. Đôi khi, chính những điều đơn giản lại mang đến những bài học quý giá.

2. Thực hành lắng nghe chủ động

Vị học giả muốn học Thiền nhưng chỉ chăm chăm nói về quan điểm của mình. Điều này làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn.

Vậy nên một trong những cách tốt nhất để có được cái đầu rỗng đó là thực hành lắng nghe chủ động.

Điều này không chỉ đơn thuần là nghe lời người khác mà còn là cố gắng hiểu họ, đặt mình vào vị trí của họ.

Khi bạn lắng nghe mà không phán xét hay chờ đợi đến lượt mình nói, bạn sẽ khám phá ra những quan điểm mới mà trước đó bạn chưa từng nghĩ đến.

3. Khám phá và chấp nhận thất bại

Bạn có đồng ý với mình rằng việc học một cái gì đó mới không phải lúc nào cũng suôn sẻ không? Bạn có thể mắc lỗi, nhưng chính những sai lầm đó sẽ dạy cho bạn nhiều bài học quý giá.

Khi có một cái đầu rỗng, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận thất bại và nhìn nhận chúng như những cơ hội để phát triển, thay vì là dấu hiệu của sự thiếu năng lực.

Luôn tích cực như câu nói “Sau mưa cầu vồng sẽ xuất hiện”

4. Tạo ra không gian cho sự sáng tạo

Một cái đầu rỗng không chỉ giúp bạn học hỏi tốt hơn mà còn mở ra những cánh cửa cho sự sáng tạo.

Khi bạn không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ hạn chế, bạn có thể tự do tưởng tượng và phát triển những ý tưởng mới.

Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực yêu cầu tư duy sáng tạo, như nghệ thuật, thiết kế, và cả trong công việc hàng ngày đấy nhé. 

Giống như chiếc cốc rỗng, bạn mới có không gian để rót vào những loại trà ngon hơn, thay vì bị hạn chế bởi những thứ đã có sẵn đúng không nào?

Kết luận

Vâng, học một kỹ năng mới là một hành trình thú vị, nhưng để thực sự tận hưởng và tiếp thu được kiến thức, bạn cần bắt đầu với một cái đầu rỗng.

Và sau khi có những kiến thức mới hãy làm cho những kiến thức trước đó mà chúng ta có được hòa phối lại với nhau một cách nhịp nhàng.

Hãy mở lòng, lắng nghe, chấp nhận thất bại, và để cho sự sáng tạo dẫn dắt bạn. Chỉ khi bạn sẵn sàng, bạn mới có thể phát triển và khám phá những khả năng vô hạn bên trong chính mình.

Như câu chuyện Tâm sự chén rỗng đã nhắc nhở, cuộc đời cần một tâm hồn rộng mở giống như biển dung nạp trăm sông, và một tinh thần sẵn sàng đón nhận những tri thức mới.

Đối mặt với tất cả những điều chưa biết, hãy luôn giữ cho mình một tâm hồn rộng mở, giống như một chiếc cốc luôn trống rỗng, sẽ luôn có trà ngon và những điều bất ngờ đang chờ bạn.

Hãy bắt đầu hành trình học hỏi của bạn ngay hôm nay nhé!

Cùng đọc thêm nhiều bải viết khác tại blog của MEVN với chúng mình nè!

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments