2020.06.16

Series LEAN Startup – Problem Solution Fit

problem

Chào mừng các bạn đã đến với trang blog của MEVN! Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về một khái niệm khá quen thuộc trong Lean Startup, đó là Problem Solution Fit (PSF)

Giới thiệu về Problem Solution Fit (PSF) 

“Before investing months or years of effort towards building a product, the first step is determining if this product is something worth doing.” – Ash Maurya, Running Lean

“Trước khi đầu tư nhiều tháng hoặc nhiều năm nỗ lực để xây dựng một sản phẩm, bước đầu tiên là xác định xem sản phẩm này có đáng để làm hay không.” Trích sách Vận hành tinh gọn của tác giả Ash Maurya

Trong chúng ta hầu như tất cả mọi người đều muốn khởi nghiệp và xây dựng một sự nghiệp thành công, nhưng câu trả lời cụ thể cho hướng đi đó ở đâu? 

Một suy nghĩ thông thường của mọi người là để khởi nghiệp và triển khai một kế hoạch mới, các doanh nghiệp có lịch sử lâu đời thường dựa trên những kinh nghiệm hàng chục năm và những thống kê chính xác đến từng con số, Những điều này sẽ không thể phù hợp với những công ty startup khởi nghiệp, những công ty hoạt động trong lĩnh vực mới, chưa từng có ai thử nghiệm bao giờ, ở đó việc xác định vấn đề hay cách giải quyết vấn đề cũng đầy khó khăn, thử thách. Chúng ta cũng sẽ không muốn lãng phí thời gian, kinh phí và công sức của bản thân cho một giải pháp mà người dùng không cần đến.

Bạn nghĩ thế nào nếu chúng tôi có thể giúp cho bạn một phương pháp tiếp cận mới trong việc giải quyết vấn đề với cái giá phải trả thấp nhất. Đó là Problem Solution Fit.

Problem Solution Fit (PSF) là một trong 3 phương pháp được sử dụng trong Lean Startup nhằm giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng, giải quyết đúng vấn đề của khách hàng và tránh những lãng phí không cần thiết, thông qua đó góp phần giúp doanh nhân xây dựng một sự nghiệp thành công.
Cụ thể Problem Solution Fit là phương pháp tìm hướng giải quyết cho vấn đề đã xác thực. Trong phương pháp này chúng ta sẽ liên tục thử nghiệm những ý tưởng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề thực sự của khách hàng.

Làm thế nào để tìm ra giải pháp phù hợp

Ở giai đoạn đầu Customer Problem Fit bạn sẽ cần xác định vấn đề của người dùng. Khi đã xác định được vấn đề của người dùng chúng ta sẽ đến giai đoạn 2, Problem Solution Fit. Ở giai đoạn này chúng ta cần xác định xem vấn đề đó có đáng để tìm cách giải quyết hay không và chúng ta cũng có thể đặt thêm các câu hỏi:

  • Đây có phải là thứ khách hàng muốn?
  • Nếu có giải pháp, khách hàng có trả tiền mua không
  • Vấn đề đó có thể giải quyết được không ?
  • Nếu vấn đề đó không được giải quyết thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng và chúng ta?



Thông qua việc lấy ý kiến liên tục từ khách hàng ở giai đoạn Customer Problem Fit thì ở giai đoạn Problem Solution Fit này dựa trên những thông tin đã có được chúng ta cũng sẽ liên tục thử nghiệm việc áp dụng giải pháp trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng, lấy ý kiến từ lần thử trước đó đều chỉnh lại giải pháp và lại tiếp tục thử nghiệm. Tôi gọi đây là vòng lặp liên tục (integration solution). 

Bằng việc liên tục thử nghiệm nêu ra giải pháp và lấy ý kiến từ khách hàng, bạn sẽ tìm ra được những thông tin căn bản, có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng, dựa trên những dữ liệu quan trọng này bạn có thể áp dụng quy tắc Minimum Viable Product (MVP), MVP là bộ quy tắc để thực nghiệm và xây dựng sản phẩm đầu tiên với chi phí thấp nhất.

Lợi ích mang lại của PSF

“Suy nghĩ lớn, khởi đầu nhỏ”

Để miêu tả rõ hơn về Problem Solution Fit mình dùng ví dụ của mình trong việc xây dựng một công cụ thanh toán và xuất hoá đơn cho một cửa hàng tiện lợi gần nhà, thay vì áp dụng theo quy trình thanh toán có sẵn đã được áp dụng nhiều tại các siêu thị để sử dụng vào việc thanh toán hoá đơn cho cửa hàng tiện lợi. 

Sau một thời gian liên tục lấy ý kiến khách hàng, mình xác định được vấn đề thực chất mà khách hàng mong muốn, thông qua mong muốn thay đổi quy trình thanh toán thủ công truyền thống, khách hàng muốn tăng năng suất và tăng doanh thu của chuỗi cửa hàng. 

Để xây dựng một công vụ phù hợp nhất với các yêu cầu này của khách hàng,  mình quyết định dựa trên những thông tin từ lúc lấy ý kiến khách hàng, vừa xây dựng những công cụ thực nghiệm nhỏ. Giải pháp đầu tiên cho việc này là đề xuất việc thanh toán sử dụng mã code của chính sản phẩm, cách thanh toán dựa trên tên của từng sản phẩm để đẩy nhanh quá trình thanh toán giúp khách hàng mua hàng nhanh hơn tại cửa hàng. Bọn mình quyết định chia nhỏ và thử từng giải pháp nhỏ một. Khách hàng đồng ý và bọn mình bắt tay vào xây dựng một bản demo nhỏ cho việc thử nghiệm giải pháp thanh toán nhanh tại cửa hàng. Sau 3 ngày bọn mình cho ra mắt 1 bản demo nhỏ với giao diện rất đơn giản, công cụ thanh toán vẫn còn nhiều bug nhưng vẫn rất ổn định để sử dụng. 

Các tính năng thanh toán của công cụ hoạt động tương đối hiệu quả xong giao diện khó tương tác nên bọn mình cần phải thay đổi cách xây dựng giao điện cho hiệu quả hơn, giải pháp xây dựng giao diện từ đầu mất nhiều thời gian nên không được khách hàng đồng ý, vì thế bọn mình thay đổi cách tiếp cận với việc sử dụng các bộ giao diện có sẵn giúp cho khách hàng có thể đa dạng hơn trong việc lựa chọn và nhóm phát triển cũng mất ít thời gian hơn trong quá trình phát triển. Khách hàng đồng ý và bọn mình lại tiếp tục thử nghiệm với việc xây dựng một giao diện demo mẫu cho công cụ thanh toán nhỏ mà khách hàng đang sử dụng, từng vị trí của các nút hay các ô nhập liệu đều được nhóm ghi nhận kỹ lưỡng và chỉnh sửa lại theo nghiệp vụ của khách hàng. Sau 3 tháng thử nghiệm bộ công cụ mới, thời gian thanh toán trong quá trình mua hàng giảm, năng suất lao động tăng trong khi chi phí ngày càng giảm. Kết thúc quá trình thực nghiệm, khách hàng cảm thấy rất hài lòng với kết quả đạt được.

Mô hình khởi nghiệp tinh gọn đem lại cách thức kiểm nghiệm các giả thuyết thật nghiêm ngặt, tức thời và thông suốt. Kế hoạch chiến lược phải mất nhiều tháng mới hoàn thành, riêng các thử nghiệm có thể bắt đầu ngay tức khắc. 

Bằng cách bắt đầu từng bước nhỏ, chúng ta có thể tránh được những lãng phí khổng lồ trong quá trình thực hiện mà vẫn không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng hay công ty. Đến khi sản phẩm đã sẵn sàng để đưa ra phạm vi rộng, nó đã có sẵn khách hàng từ trước rồi. Nó cũng đã giải quyết những vấn đề thực thụ, đưa ra đặc điểm chi tiết về thứ cần phát triển. Không như quy trình lên kế hoạch chiến lược hay nghiên cứu thị trường truyền thống, các đặc điểm này sẽ cắm rễ sâu trong phản hồi về điều gì hiệu quả của hôm nay hơn thay vì trông đợi vào điều sẽ hiệu quả vào ngày mai.

Tổng kết

Thông qua đây chúng ta có thể thấy việc áp dụng Problem Solution Fit bằng  pháp Build — Measure — Learn! Hóa ra không quá phức tạp, ghê gớm, lại hoàn toàn không cần thiết phải đợi đến khi là CEO hay chủ doanh nghiệp, chúng ta mới có thể áp dụng. Chúng ta có thể áp dụng phương pháp này trong việc giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh trong cuộc sống của chúng ta một cách triệt để nhất và hiệu quả nhất.

Thử thách của chúng ta là vượt qua lối tư duy quản trị đang thịnh hành, vốn đặt niềm tin vào những dự án hoặc kế hoạch được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy nhớ rằng việc lập kế hoạch là công cụ chỉ hoạt động hiệu quả ở hiện tại trong trạng thái ổn định kéo dài. Nhưng liệu có ai trong chúng ta cảm thấy thế giới quanh mình đang ngày càng trở nên ổn định không? Thay đổi một lối tư duy như vậy là rất khó, nhưng cực kỳ cần thiết để khởi nghiệp thành công.

Tham khảo bài viết: Series LEAN Startup – Customer Problem Fit

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments