2023.05.18
Team Skills và 3 chữ E cần nhớ khi phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc một mình sẽ cho bạn nhiều tự do và sự thoải mái đi kèm với tự do đó, nhưng không phải ai cũng thích hợp để làm việc một mình. Khi đó ta có sự xuất hiện của “nhiều mình” hay còn gọi là “team (nhóm)”. Cùng tìm hiểu Team Skills và 3 chữ E cần nhớ khi phát triển kỹ năng làm việc nhóm cùng MEVN nhé.
Là một người mới đi làm, cũng như một người đã có vài ba năm kinh nghiệm làm việc, chắc bạn sẽ có câu hỏi: làm thế nào để phát triển “Team Skills” (tạm dịch: kỹ năng làm việc nhóm)?
Để giải đáp thắc mắc đó của bạn, trong khuôn khổ bài viết nho nhỏ này, chúng ta sẽ cùng nhìn xem thế nào được gọi là một team-tuyệt-vời và làm sao để phát triển kỹ năng làm việc nhóm (team skills) nhìn từ góc độ của một team-tuyệt-vời nhé.
Bạn đã sẵn sàng chưa nào. OK, ready?
“Gét gô”!
“Team” vs “Group”: tính chất của một team-tuyệt-vời
Sự khác biệt giữa “Team” và “Group”
Trước tiên và quan trọng nhất là định nghĩa về khái niệm “team” heng. Nào hãy tra từ điển tiếng Anh xem họ nói gì.
Vậy là chúng ta có một định nghĩa về “team” như thế này: là một nhóm người cùng làm việc với nhau trong một hoạt động cụ thể, hoặc một dự án cụ thể nào đó, để đạt được cái gì đó.
Hay nói dân dã là “đi nhiều mình” ~
Để hiểu sâu xa hơn về định nghĩa này và quá trình hình thành một team như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm ở đây heng. (Dẫn link: Nhí’s Article)Nhưng khi “đi nhiều mình”, và “một nhóm người cùng làm việc với nhau”, liệu có suy ra được họ là một “team” không? Hay chỉ là một “group”? Ta hãy xem diễn giải sau đây đến từ tổ chức uy tín hàng đầu thế giới hiện nay về tìm việc Linkedin.
Giờ bạn hãy thử dừng lại, nhắm mắt và suy ngẫm xem những nhóm mình từng tham gia thuộc về phạm trù của “group” hay “team” nè. Còn ở Marketenterprise Việt Nam (MEVN) của chúng mình, nhờ sự hỗ trợ từ mô hình tổ chức Teal, các nhóm dự án đều có được những đặc tính ghi trên của một team đấy.
Những tính chất của một team-tuyệt-vời
Để một team đạt được “cái gì đó”, ví như OKR, hay KPI của dự án/sản phẩm cần rất nhiều nỗ lực từ các thành viên trong team cũng như sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài.
Điều kiện thúc đẩy bên ngoài
Theo nghiên cứu của J.Richard Hackman, những gì một-team-tuyệt-vời-ông-mặt-trời cần từ bên ngoài là “enabling conditions” (tạm dịch: những điều kiện thúc đẩy), gồm có:
Tính chất bên trong
Còn nhìn từ bên trong, một-team-tuyệt-vời-ông-mặt-trời gần như sẽ có những đặc điểm (characteristics) sau.
Team Skills và ba chữ E cần nhớ
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiều người đã được tiếp xúc với những hoạt động cần đến tinh thần đồng đội như cùng nhau chơi bóng, cùng nhau làm bài tập. Đến khi đi làm, ai trong chúng ta rồi cũng gặp những việc cần người khác giúp đỡ. Ấy là lúc lên ngôi của những kỹ năng làm việc nhóm (Team Skills). Vậy phát triển những kỹ năng này như thế nào? Và cách phát triển nó có gì khác khi nhìn từ góc độ của một-team-tuyệt-vời-ông-mặt-trời không?
“Team Skills” gồm có những kỹ năng nào
Trước khi tìm hiểu cách phát triển thì ta hãy nhìn qua xem Team Skills gồm có những kỹ năng gì nhé. Nếu bạn quăng câu hỏi này cho bác Google, các bạn sẽ thấy bác Google trả về cho chúng ta hằng hà sa số các kết quả danh sách những kỹ năng làm việc nhóm cần thiết.
Dưới đây là một trong những danh sách rút gọn mà bạn có thể tham khảo.
Lộ diện 3 chữ E cần nhớ để phát triển Team Skills
Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, chìa khóa để một team có hiệu quả cao không nằm ở nội dung thảo luận, mà nằm ở thái độ giao tiếp và giao tiếp như thế nào.
Lời khuyên ở đây là hãy giao tiếp một cách nhiệt tình, tràn đầy năng lượng với một thái độ cầu thị ham học hỏi. Bằng cách này, ta sẽ bảo đảm được những đặc điểm của một team-tuyệt-vời đã nói ở trên.
Dễ dàng nhận thấy có thể gom những đặc điểm này thành ba nhóm là năng lượng (Energy), sự cam kết (Engagement), và sự khám phá (Exploration). Đây cũng chính là 3 chữ E mà bạn cần nhớ để phát triển kỹ năng làm việc nhóm cho mình.
Năng lượng (Energy) thể hiện ở số lần trao đổi giữa các thành viên trong team và bản chất của những cuộc trao đổi này.
Hãy trao đổi một cách cởi mở. Hãy thoải mái mạo hiểm, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và cảm xúc. Những cuộc trao đổi này có thể không cần phải liên quan tới công việc, vì bản chất của chúng là nhằm xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa những thành viên với nhau.
Bạn nên đưa ra những phản hồi (feedback) một cách tích cực cho thành viên khác để họ có thể liên tục học hỏi trong vòng lặp Agile của chính mình.
Ở MEVN chúng mình còn dùng những “phiếu cảm ơn” trong nội bộ công ty để công nhận những đóng góp/sự hỗ trợ từ thành viên khác, tỏ lòng cảm ơn và thúc đẩy nhau “nào ta cùng tiến lên” đấy nhé.
Sự cam kết (Engagement) ở đây là những cuộc gặp gỡ/kết nối bên ngoài tính trang trọng của công việc như họp phòng ban.
Hãy tích cực nói chuyện phiếm, bàn luận thoải mái cùng những người khác trong công ty. Hãy nhớ giữ thái độ tích cực và cầu thị nhé. Trong nghiên cứu của HBR, điểm cam kết (engagement) càng cao khi thành viên đó có kết nối với thành viên khác ở mức năng lượng (energy) cao.
Và cuối cùng là sự khám phá (Exploration), là “đi để trở về”. Các thành viên đều có không gian riêng để khám phá những kiến thức, trải nghiệm bên ngoài và sau đó mang những thông tin đó quay trở lại chia sẻ cho team.
Hãy năng nổ giao tiếp và tích cực giúp đỡ những team khác hay những người ở phòng ban khác nhé. Và đừng quên chia sẻ trải nghiệm mình có được cho các thành viên trong team mình.
Tổng kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau khám phá những tính chất của team-tuyệt-vời nhìn từ cả bên ngoài và nội tại bên trong rồi. Hãy cùng ôn lại một lượt nhé.