2022.12.05

Đồng cảm là một kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể thực hành, phát triển nó!

Kỹ năng đồng cảm, thực hành và phát triển

Cám ơn các bạn đã ghé thăm trang blog của Market Enterprise Việt Nam. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về kỹ năng đồng cảm nhé !

Đồng cảm là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự đồng cảm được định nghĩa như thế nào nhé! 

Theo Brene Brown, tác giả của năm cuốn sách bán chạy nhất của New York Times – người đã dành hai thập kỷ để nghiên cứu về sự tổn thương, lòng can đảm, nỗi xấu hổ và sự đồng cảm : 

“Sự đồng cảm chỉ đơn giản là lắng nghe, giữ không gian, không phán xét, kết nối cảm xúc và truyền đạt thông điệp giữa mọi người.” 

C. Joybell C., một tác giả sách nổi tiếng tại Mỹ chia sẻ :

“Sự đồng cảm là khả năng bước ra khỏi cái bóng của chính bạn và bước vào cái bóng của người khác”. 

Theo Sterling K.Brown, diễn viên đoạt giải diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Emmy lần 68 : 

 “Sự đồng cảm bắt nguồn từ việc thấu hiểu cuộc sống từ quan điểm của người khác. Không ai có được trải nghiệm thực tế khách quan. Tất cả chỉ là lăng kính chủ quan của chính mình mà thôi”. 

Đồng cảm trong quy trình tư duy thiết kế

Hasso-Plattner – nhà sáng lập S.A.P, thuộc Viện thiết kế Hasso Plattner tại Stanford đã mô tả tư duy thiết kế là một quá trình gồm 5 giai đoạn.

Kỹ năng Đồng cảm trong quy trình tư duy thiết kế

  • Giai đoạn 1 : Đồng cảm – nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của đối tượng mục tiêu
  • Giai đoạn 2 : Xác định – định danh nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu
  • Giai đoạn 3 : Ý tưởng – thách thử các giả định để tạo ra ý tưởng mới
  • Giai đoạn 4 : Tạo mẫu – Biến những ý tưởng trở thành các giải pháp thực thụ
  • Giai đoạn 5 : Kiểm tra – đánh giá các giải pháp

Đồng cảm là bước đầu tiên trong 5 giai đoạn của tư duy thiết kế. Có thể nói sự đồng cảm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quy trình thiết kế lấy con người làm trung tâm.

Đây là giai đoạn nghiên cứu nhu cầu người dùng để có được sự hiểu biết và đồng cảm chung giúp gạt bỏ đi những giả định mang tính chủ quan về thế giới. Từ đó có cái nhìn thật sự sâu sắc nhất về khách hàng và mong mỏi, nhu cầu của họ đối với sản phẩm, dịch vụ.

Tầm ảnh hưởng của kỹ năng đồng cảm

Theo một nghiên cứu từ Catalyst đối với 889 nhân viên cho thấy kỹ năng đồng cảm của lãnh đạo tạo nên ảnh hưởng đáng kể như sau :

  • Đổi mới sáng tạo : 61% nhân viên có xu hướng trở nên sáng tạo hơn khi có nhà lãnh đạo đồng cảm so với chỉ 13% nếu lãnh đạo của họ kém đồng cảm.
  • Gắn bó : 76% người nhận được sự đồng cảm từ lãnh đạo cho biết họ gắn bó với công việc hơn so với 32% người có lãnh đạo kém đồng cảm.
    • Tính hòa nhập : 50% những người có lãnh đạo đồng cảm cho biết nơi làm việc của họ có tính hòa nhập, so với chỉ 17% nếu lãnh đạo có ít thái độ đồng cảm.
    • Cân bằng giữa công việc – cuộc sống : Khi một người cảm nhận lãnh đạo của họ đồng cảm hơn, 86% cho biết có thể xử lý được nhu cầu của công việc và cuộc sống, giải quyết được các trách nhiệm của bản thân, gia đình và công việc. Trong khi đó, nếu lãnh đạo không đồng cảm, chỉ khoảng 60% làm được điều đó.

    Theo nghiên cứu được Evolutionary Biology công bố, khi có sự đồng cảm lúc đưa ra quyết định, điều này sẽ tăng hợp tác và giúp cho mọi người trở nên thấu hiểu hơn. Đồng cảm sẽ tạo ra nhiều đồng cảm hơn.

    Kỹ năng đồng cảm sẽ giúp cải thiện mối quan hệ và quy trình tại nơi làm việc. Nếu sự đồng cảm được thể hiện và nhân rộng, nó sẽ tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, yên bình và thân thiện hơn. Điều này sẽ giúp nơi làm việc trở thành nơi mọi người có thể dễ dàng trao đổi, đóng góp ý kiến và giúp đỡ nhau cùng phát triển hơn nữa.  

    Một số gợi ý về việc thực hành và phát triển kỹ năng đồng cảm

    Bản chất trong mỗi người chúng ta đều có sự đồng cảm. Vốn dĩ chúng ta sinh ra đã có sẵn sự đồng cảm, tuy nhiên có người thì ít, có người thì nhiều.

    Điều tuyệt vời là khi chúng ta đã có sẵn sự đồng cảm, tất cả những gì còn lại phải làm là rèn luyện, cải thiện và tăng cường nó. 

    Muốn thế bạn cần:

    • Hiểu chính mình: Bạn không thể hiểu người khác nếu bạn không hiểu chính mình. Có sự đồng cảm cho chính mình, và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để có sự đồng cảm với người khác. Làm thế nào bạn có thể hy vọng hiểu được người khác khi chính bạn không thể hiểu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mình. Một khi bạn đã hiểu chính mình, và chấp nhận cảm xúc của bạn, bạn mới có thể hiểu được người khác.
      • Hiểu người khác: Đây là phần khó khăn trong toàn bộ quá trình rèn luyện sự đồng cảm. Phải có sự cam kết cao và thực hành liên tục cho tới khi bạn có thể nói rằng bạn có thể hiểu được cảm giác, suy nghĩ và hành động của người khác.

      Thực hành, phát triển kỹ năng đồng cảm

      Cụ thể hơn:

      Hãy thử chú ý nhiều hơn đến xung quanh

      Chúng ta thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào chính bản thân mình, mà quên đi cảm nhận của mọi người xung quanh mình. Vì vậy hãy thử tập quan sát và thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh mình. 

      Khi trò chuyện với mọi người, hãy chú ý đến những cử chỉ và giọng nói của họ dù là nhỏ nhất. Hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe một cách tốt nhất. Đừng chỉ nghe, hãy thực sự lắng nghe và nỗ lực để những gì bạn nghe được trở nên có nghĩa. 

      Lắng nghe là một kỹ năng đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và tập trung để không bị phân tâm. Hãy cùng nhau nỗ lực rèn luyện kỹ năng này thật tốt nhé!

      Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác

      Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu hoán đổi vị trí và bạn là người trải qua một tình huống nào đó thay vì người kia. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? Bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy để trí tưởng tượng của bạn làm điều đó.

      Có một câu thành ngữ nói rằng “bạn không bao giờ có thể thật sự biết ai đó cho đến khi bạn đi một dặm trong đôi giày của họ”. Nếu bạn không cố gắng hình dung bản thân mình ở vị trí của họ, và xem xét mọi thứ trên quan điểm của họ, bạn sẽ không bao giờ biết những gì họ đang suy nghĩ hoặc đang cảm giác.

      Hãy thử theo dõi sự tiến bộ của bạn

      Hãy thử dõi theo cách bạn đang làm để tăng sự đồng cảm của mình.

      Nó có cải thiện mối quan hệ cá nhân của bạn với gia đình và bạn bè không? 

      Nó có cải thiện mối quan hệ công việc của bạn với lãnh đạo và đồng nghiệp của bạn không? 

      Liệu nó mang lại kết quả tốt trong công việc? 

      Bằng cách theo dõi tiến bộ, bạn sẽ có thể biết được rằng liệu mình có cần cố gắng thể hiện sự đồng cảm hơn hay không.

      Tài liệu tham khảo:

      Subscribe
      Notify of
      0 Comments
      Inline Feedbacks
      View all comments